Wednesday, July 19, 2017

Bí ẩn về những ngọn đèn vĩnh cửu

- Đèn cháy hết bấc, hết dầu thì phải tắt. Thế mà vẫn có những ngọn đèn rực sáng qua hàng thiên niên kỉ mà dầu lẫn bấc vẫn còn nguyên. Phải chăng người xưa đã biết tìm ra kỹ thuật duy trì cháy trong chân không mà ko cần oxi.

- Nhà thơ trào phúng người Hi Lạp ( 120-180 ) một lần khi đặt chân đến Syrie và thăm khu vực Hierapolis, ông thấy một pho tượng lớn đặt giữa ngôi đền trên tay là một ngọn đèn vĩnh cửu. Theo lời kể của dân địa phương thì ko ai biết ngọn đèn ấy cháy từ bao giờ và bao giờ tắt. Hoàng đế La Mã Numa Pompilius cũng có 1 ngọn đèn vĩnh cửu mà ko tiết lộ vì sao nó cháy mãi

- Thế kỉ thứ 2, nhà nghiên cứu Pausanius đã mô tả khá chi tiết về 1 ngọn đèn vĩnh cửu trong tác phẩm Atlicus, có khoảng vài trăm tư liệu cũnng nói về cây đèn này. Nó nằm trong đền Minerve Polius ở Athen ( Hi Lạp ), do một người có tên là Callimadun sáng chế. Ông ta có một loại dầu đặc biệt, cho những ngọn đèn này cháy mãi. Đền thờ thần Apollon Carneus và đền Aberdain đều có một bàn thờ trên đó có ngọn đèn vĩnh cửu.

- Cháy mãi là một chuyện, còn cháy trong gió mưa lại là bí ẩn hơn nhiều. Saint Augustin (354-430) mô tả ngọn đèn vĩnh cửu trong ngôi đền là nó nằm ở phần không có mái che, bất chấp gió mưa. Tương tự như thế, ngọn đèn ở Edessa (Syrie) đã cháy suốt 500 năm trong điều kiện khắc nghiệt


- Năm 1401, trong mộ phần Pallas ( con trai vua Evandra - La Mã ). người ta tìm thấy 1 ngọn đèn vĩnh cửu và cho rằng nó đã được cháy trong 2.600 năm

- Và rồi một phát hiện chấn động đã làm thế giới khảo cổ bàng hoàng: tại đền Hator ở Denderah ( được xây dựng cách đây 4.200 năm ) có một gian phòng nằm rất sâu. Trong đó có những bức vẽ cho thấy người Ai Cập đã sử dụng công cụ kì lạ trông như bóng đèn điện ngày nay. Nhà khoa học Erich Von Daniken ( Đức ) đang cố công tái tạo những bóng đèn to tướng này trong phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa tìm ra cốt lõi của vấn đề. Các nhà Ai Cập học cũng chào thua, vì rõ ràng thời ấy chưa có điện. vậy, những ngọn đèn đó được thấp sáng bằng gì ?




Previous Post
Next Post
Related Posts

0 comments: