Thursday, July 20, 2017

Đây là vị vua khiến cả La Mã kinh sợ mà vẫn thán phục!


Vua Mithradates VI của xứ Pontus, kẻ thù đáng sợ nhất của đế chế La Mã, được mệnh danh là “Vua thuốc độc”, bởi ông thường xuyên dùng thuốc độc để tránh bị sát hại bởi thuốc độc như cha mình.

Vua Mithradates VI của Pontus (120-73 TCN). Ảnh Wikipedia


Mithradates VI – “Món quà của Mithra”, là vua xứ Pontos ở miền Bắc Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) từ khoảng 120 – 63 TCN. Ông là một nhà nghiên cứu chất độc tài ba và thường được nhắc đến như là “Vua thuốc độc”.

Vua Mithradates VI của Pontus thuộc dòng dõi của Alexandros Đại đế của Hy Lạp và Darius I của Ba Tư. Ông là một vị vua hung dữ, đầy quyền lực và là một trong những kẻ thù đáng gờm nhất của Cộng hòa La Mã.

Ông đã gây dựng nên một đế chế trải dài từ phía Bắc của Biển Đen tới Syria và Armenia.

Bản đồ vương quốc Pontus, Trước triều đại của Mithridates VI (tím đậm), Sau những cuộc chinh phục của ông (tím), Những vùng đát ông chinh phục trong chiến tranh Mithridates (hồng). Ảnh Wikipedia.

Người La Mã cực kỳ căm ghét vua Mithradates VI, đặc biệt sau lệnh giết 80,000 người La Mã ở khu vực Tây Tiểu Á năm 88 TCN, được biết đến trong thế giới cổ đại là sự kiện Asiatic Vespers.

Trong khi đó, Mithradates VI lại được người Hy Lạp và Ba Tư ca ngợi như một "vị cứu tinh" khỏi lối cai trị áp bức của La Mã, và người La Mã gọi ông là "Hannibal của phương Đông”.

Mặc dù, các danh tướng La Mã nhiều lần đánh thắng được Mithradates VI nhưng họ chưa bao giờ "sờ gáy" được ông. Sau nhiều cuộc chiến dài lâu mang tên ông, đến cả người La Mã cũng phải tỏ lòng thán phục kẻ thù hung dữ nhất của họ.

Trong thời kỳ này, Mithradates VI còn được biết với cái tên Mithridates Đai Đế hay Mithridates vĩ đại và Eupator Dionysius. Cái tên này được ghép lại bởi 2 từ: “Eupator”-được sinh ra từ một người cha dòng dõi quý tộc và “Dionysius”- một vị thần rượu nho trong thần thoại Hy Lạp.

Tượng của vua Mithradates VI ở viện bảo tàng Louvre, Pháp

Vua Mithradates VI rất “mẫn cảm” với thuốc độc, và ông thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ chúng để giúp ông có “sức đề kháng” với chúng, tránh việc bị ám sát bởi thuốc độc.

Ông bị ám ảnh bởi cái chết của vị vua tiền nhiệm cũng là cha ông, vua Mithridates V, người đã bị sát hại bởi thuốc độc trong một bữa tiệc lớn vào năm 120 TCN tại thành phố của Sinope – nơi mà Mithradates được sinh ra.

Và tất nhiên, Mithradates VI cũng có rất nhiều kẻ thù, và không có lý do gì mà chúng “đặc cách” cho ông không phải chết một cách tương tự như thế.

Lo sợ mình sẽ chết bởi một cách “không chính đáng”, vua của Pontus quyết định lên kế hoạch “luyện tập với thuốc độc” và tự bắt mình thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó.

Đầu tiên, để có những kiến thức nhất định về thuốc độc, ông bắt đầu trộn lẫn các thảo mộc với nhau, tạo ra những chất độc có thể làm chết người.

Sau đó, ông sử dụng một lượng vừa đủ (do ộng định lượng là đủ), vừa không gây chết người, vừa có thể giúp ông tăng hệ miễn dịch với thuốc độc.

Ông nghiên cứu tất cả những thảo mộc ông kiếm được, và tham khảo một số cố vấn đáng tin cậy của mình. Vua Mithradates uống thuốc độc hằng ngày.

Mithradates VI cũng sáng chế ra một loại thuốc có tên “Thuốc giải độc vạn năng - Mithridatium”, và được một thầy thuốc khác hoàn thiện.

Hiện nay, công thức nguyên bản của nó đã bị thất lạc, nhưng những sử gia cổ đại đã ghi chép rằng thành phần bao gồm: Thuốc phiện, rắn vipe băm nhỏ và tổng hợp giữa những liều lượng nhỏ chất độc và thuốc giải chúng.

Nghiên cứu này của ông là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y tế thời cổ đại, nằm trong những phát minh cổ đại vượt ra sự hiểu biết của con người hiện đại.

Vua thuốc độc.

Trong thời đại của chúng ta ngày nay, phương pháp luyện tập này được biết đến như “Sự miễn dịch thuốc độc – Mithridatism”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép thực hiện cách này, chỉ có một số thành phần, hoạt động trong lĩnh vực nhất định, ví dụ như người điều khiển rắn, hay người nghiên cứu thuốc độc.

Cuộc chiến của Mithradates chống lại La Mã kéo dài 4 thập kỷ, nhấn chìm 3 lục địa.

Cuối cùng, phần thắng giành cho Cộng Hòa La Mã, vua Mithradates VI đành phải nhận lấy thất bại, mất vương quốc và mất cả vợ con.

Tuy nhiên, việc này đã khiến Cộng Hòa La Mã chao đảo, từ cuộc nổi dậy của nô lệ, trên bờ vực thành sự tự hủy diệt và buộc phải tự đổi mới.

Khi vua Mithradates VI chứng kiến mọi thứ cả đời mình đấu tranh để có được bị mất, ông đã rút lui trong nhục nhã đến thành lũy cuối cùng ở Panticapaeum.

Đến đây, ông lại bị bao vây bởi một kẻ thù khác, người này cũng bị ông cướp quyền trị vì.

Vị đại đế - kẻ thù của La Mã, nhận thấy không còn cách tháo chạy nào, đã đến đường cùng, và cuối cùng ông chọn cái chết trong danh dự, đó là…tự tử.

Tuy nhiên, do những tháng ngày chăm chỉ luyện tập cùng thuốc độc, đến giây phút cuối cùng, nó lại là kẻ thù lớn nhất của ông, dù đã cố gắng tự kết liễu mình bằng thuốc độc, nhưng nó lại bị làm “vô hiệu hóa”, trở nên vô ích.

Cuối cùng, vua Mithradates VI phải kết thúc cuộc thúc cuộc đời của mình bằng một thanh kiếm của một người lính.

Mithridates VI tự tử, dẫn đến sự kết thúc của Vương quốc Pontus, kẻ thù “kinh hãi” của Cộng hòa La Mã.

Vua Mithradates VI "là vị vua lớn nhất kể từ sau Alexandros Đại đế".

Ngày nay, không nhiều người biết đến lịch sử về vua Mithradates VI của Pontus, người đã thách thức đế quốc La Mã hơn 2,000 năm trước.

Tuy nhiên, trong thời cổ đại và trung cổ, và ngay cả sang thế kỷ 20, Mithradates VI lại nổi tiếng như tướng Hannibal (247-183/182 TCN), Spartacus (109-71 TCN), Nữ hoàng Cleopatra VII (51 -30 TCN) của Ai Cập.

Cuộc đời ông đã truyền cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ… Các họa sĩ thời Trung Cổ vẽ lại những cảnh đau xót dưới thời ông, ca tụng ông là một "Hiệp sĩ bóng đêm" hào hiệp đã chiến đấu với những tên bạo chúa La Mã.

Nhà thơ Machiavelli (1469-1527) khen ông là một anh hùng quả cảm và triều đại ông cũng lôi cuốn Louis XIV của Pháp.

Vua Mithradates VI cũng đã được tái hiện qua vở bi kịch "Mithridate" do nhà soạn kịch Pháp là Jean Racine (1639-1699) sáng tác.

Ngoài ra, Mithridates còn thu hút nhà soạn nhạc đại tài Wolfgang Amadeus Mozart viết nên vở nhạc kịch đầu tiên của mình khi mới 14 tuổi: Mitridate, re di Ponto (1770).
Previous Post
Next Post
Related Posts

0 comments: